Project manager là ai, làm những công việc gì và có yêu cầu như thế nào? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp tại bài viết này.
Định nghĩa project manager
Hiểu một cách đơn giản:
Project manager là người chịu trách nhiệm toàn bộ về kết quả của dự án thông qua việc lập kế hoạch và triển khai theo đúng mục tiêu đặt ra về phạm vi và chất lượng với thời hạn và nguồn lực cho phép.
Quản lý dự án là quy trình thực hiện việc khởi tạo, lập kế hoạch, thực hiện, kiểm soát và kết thúc công việc của một nhóm để đạt được các mục tiêu cụ thể đồng thời đáp ứng các tiêu chí thành công.
Một dự án thường được coi là thành công nếu đạt được các mục tiêu đã đặt ra trong một khoảng thời gian và ngân sách đã thỏa thuận.
Theo định nghĩa tại Wiki:
Project manager là chuyên gia trong lĩnh vực quản lý dự án. Người quản lý dự án có trách nhiệm lập kế hoạch, mua sắm và thực hiện dự án kèm các cam kết phạm vi và thời hạn. Người quản lý dự án cũng là đầu mối liên lạc cho bất kỳ vấn đề phát sinh từ trong nội bộ, trước khi vấn đề được báo cáo tới các cấp cao hơn trong tổ chức.
Quản lý dự án là trách nhiệm của một người quản lý dự án. Project manager ít khi tham gia trực tiếp vào các hoạt động tạo ra kết quả cuối cùng, nhưng cố gắng duy trì tiến độ, tăng cường sự tương tác để giảm nguy cơ thất bại, tối đa hóa lợi ích và giảm thiểu chi phí.
Mô tả công việc (Job description)
Vậy các nhà quản lý dự án làm những công việc gì?
- Lập kế hoạch công việc, dự trù ngân sách & toàn bộ nguồn lực liên quan
- Theo dõi và báo cáo về tình hình dự án tới khách hàng, cấp trên, khách hàng và các cá nhân, bộ phận hay tổ chức liên quan khác
- Làm cầu nối giữa quản lý cấp trên và đội nhóm được giao nhiệm vụ thực hiện dự án
- Điều phối, giám sát, điều chỉnh hỗ trợ đội nhóm để đảm bảo thực hiện theo đúng phạm vi công việc & chất lượng (tiêu chuẩn nghiệm thu) đã đặt ra trong thời hạn và ngân sách cho phép
Yêu cầu đối với PM – PMI Talent Triangle
Học viện quản lý dự án PMI, nơi phát hành chứng chỉ quản lý dự án quốc tế cao cấp PMP, đã đưa khái niệm PMI Talent Triangle (tam giác tài năng) vào PMBOK phiên bản 6 như hình vẽ trên. Theo đó, một Project Manager trong thời buổi yêu cầu ngày càng cao như hiện tại, sẽ cần các yếu tố:
- Technical Project Management: Kỹ thuật quản lý dự án (bạn đừng nhầm với kỹ năng kỹ thuật chuyên môn đơn thuần)
- Leadership: Khả năng lãnh đạo dẫn dắt đội nhóm
- Strategic and Business Management: Chiến lược và quản trị kinh doanh
Tam giác tài năng được áp dụng cho tất cả các chứng chỉ của PMI, bao gồm PMP, PMI-RMP, PMI-SP…
Vậy cụ thể với từng yếu tố đòi hỏi các kỹ năng gì, chúng ta tiếp tục tìm hiểu chi tiết. (Lưu ý đây là các tiêu chí do PMI đặt ra).
Kỹ thuật quản lý dự án
- Agile practices (thực hành Agile)
- Data gathering and modeling (thu thập và mô hình hoá dữ liệu)
- Earned value management (quản lý earned value, một khái niệm trong quản lý dự án)
- Governance (project, program, portfolio) – Quản trị (dự án, chương trình, danh mục đầu tư)
- Lifecycle management (project, program, portfolio, product) – Quản lý vòng đời (dự án, chương trình, danh mục đầu tư, sản phẩm)
- Performance management (project, program, portfolio) – Quản lý hiệu suất (dự án, chương trình, danh mục đầu tư)
- Requirements management and traceability – Quản lý yêu cầu
- Risk management – Quản lý rủi ro
- Schedule management – Quản lý thời hạn
- Scope management (project, program, portfolio, product) – Quản lý phạm vi (dự án, chương trình, danh mục đầu tư, sản phẩm)
- Time, budget, and cost estimation – Lập ngân sách, dự kiến chi phí & thời gian
Nếu có đạt được các chứng chỉ như PMP thì cơ bản chúng ta mới chỉ đang hoàn thiện dần 1/3 yếu tố này.
Leadership
- Brainstorming – Bão não thảo luận
- Coaching and mentoring – Huấn luyện và cố vấn
- Conflict management – Quản trị xung đột
- Emotional intelligence – Trí tuệ cảm xúc
- Influencing – Gây ảnh hưởng
- Interpersonal skills – Kỹ năng giao tiếp
- Listening – Lắng nghe
- Negotiation – Đàm phán
- Problem solving – Giải quyết vấn đề
- Team building – Xây dựng đội ngũ
Chiến lược và quản trị kinh doanh
- Benefits management and realization – Hiện thực hoá và quản lý lợi ích
- Business acumen – Sự nhạy bén trong kinh doanh
- Business models and structures – Mô hình và cấu trúc kinh doanh
- Competitive analysis – Phân tích cạnh tranh
- Customer relationship and satisfaction – Quan hệ khách hàng và sự hài lòng
- Industry knowledge and standards – Kiến thức và tiêu chuẩn ngành
- Legal and regulatory compliance – Tuân thủ pháp luật và quy định
- Market awareness and conditions – Nhận thức và điều kiện thị trường
- Operational functions (eg finance, marketing) – Hoạt động theo chức năng (ví dụ: tài chính, tiếp thị)
- Strategic planning, analysis, alignment – Lập kế hoạch chiến lược, phân tích, liên kết
Lời kết
Để trở thành một project manager theo tiêu chuẩn quốc tế thật không hề dễ dàng.
Nhất là khi đối chiếu lại PMI Talent Triangle.
Tất nhiên, đó chỉ là trường hợp lý tưởng mà tất cả các đơn vị tuyển dụng đều mong muốn từ PM.
Trên thực tế có thể không quá nhiều người đáp ứng được toàn bộ tiêu chuẩn này. Tuy nhiên, nó có thể giúp tất cả các PM có định hướng đúng đắn để phấn đấu hoàn thiện bản thân.
Bạn có thể không trở thành một PMI Talent ngay, nhưng hãy đảm bảo rằng mình đang liên tục học tập, trau dồi các kỹ năng hàng ngày.